Nhóm Facebook Phụ Huynh Newton Nhóm Zalo Phụ Huynh Newton

Kinh nghiệm thi lên Thạc Sĩ và được tiến cử học bổng #MEXT tại trường đại học Tokyo

Nhóm Zalo Phụ huynh Newton 03: https://zalo.me/g/eacish207

Phụ huynh vui lòng liên hệ Zalo: 0971661988 để nhận đầy đủ thông tin tư vấn tuyển sinh về trường Newton tại đây

[𝕂𝕀ℕℍ ℕ𝔾ℍ𝕀Ệ𝕄 𝔸ℙℙ𝕃𝕐 ĐẠ𝕀 ℍỌℂ 𝕋𝕆𝕂𝕐𝕆 𝕍À ĐƯỢℂ 𝕋𝕀Ếℕ ℂỬ ℍ𝔹 𝕋𝕆Àℕ ℙℍẦℕ 𝕄𝔼𝕏𝕋]🇯🇵

Chào mọi người, mình là Vân Thiên. Mình đang là sinh viên năm 4 tại một trường đại học ở Nhật và tháng 10 tới mình sẽ nhập học thạc sĩ tại Graduate School of Frontier Sciences, The University of Tokyo (hay UTokyo hay Todai).

Từ kinh nghiệm ít ỏi của bản thân sau khi nộp đúng một chương trình ở Nhật, cho mình xin phép chia sẻ những điều nên làm và nên tránh khi apply Master.

𝟙. 𝕏Áℂ ĐỊℕℍ 𝕄Ụℂ 𝕋𝕀Ê𝕌 𝕋Ừ 𝕊Ớ𝕄

Mình nghĩ rằng học đến đầu năm 2, hay chậm chất là cuối năm 2 thì bạn có thể xác định được việc học lên có dành cho mình không. Chứ nếu để đến cuối năm 3 thì đúng là khó cày để bù lại lắm.

Nếu đã xác định là bản thân muốn học master rồi thì bạn cần lên chiến lược học tập phù hợp với bản thân.

=> Với mình thì mình chọn học hết học dồn các tín chỉ vào năm 1 + năm 2 để năm 3 năm 4 có thời gian làm nghiên cứu rồi đi thực tập.

𝟚. 𝔾ℙ𝔸 𝕍À 𝕂Ỹ ℕĂℕ𝔾 ℕ𝔾ℍ𝕀Êℕ ℂỨ𝕌 𝕃À 𝕋Ấ𝕋 ℂẢ

Đúng vậy, nếu bạn có vài năm kinh nghiệm full-time thì phần GPA có thể linh hoạt xíu. Chứ với sinh viên mới ra trường thì người ta không có gì để nhìn vào bạn ngoài GPA với thesis/publication đâu.

Khi mình nói chuyện với giáo sư (sẽ) hướng dẫn mình, thầy bảo mấy hoạt động ngoại khoá (HĐNK) không quan trọng. Nếu HĐNK mà liên quan đến nghiên cứu bạn sẽ làm thì đó được coi là một điểm cộng nhỏ cho quyết tâm theo đuổi lĩnh vực (quyết tâm theo kiểu cảm nhận nhé, ngta ko lượng quá quyết tâm để cho bạn thêm điểm đâu 🙁).

Mình còn nghe nói là GPA cũng góp phần quan trọng trong quyết định của trường sẽ tiến cử ai cho MEXT đó. Nếu được thì cố gắng duy trì GPA cao nha.

🌱Ngoài ra, một vài tips cải thiện kỹ năng nghiên cứu khi còn học ĐH (cho bạn nào bên social sciences nhé)

– Đăng ký các lớp về research skills ở trường ĐH của bạn

– Đăng ký các lớp bên ngoài, offline/online, summer/winter school về nghiên cứu ở VN hay nước ngoài

– Tìm mentor, xin lời khuyên, định hướng, giúp tìm cơ hội tham gia nghiên cứu

– (Cuối cùng, tấm vé vàng) Theo gót giáo sư hướng dẫn, là giáo sư được trường chỉ định, hoặc là giáo sư mà mình theo học nhiều lớp. Bạn có thể chủ động liên lạc với thầy bày tỏ nguyện vọng muốn được học thêm kỹ năng này kia, mong được tham gia dự án nghiên cứu cùng với thầy, etc. Cứ chân thành và cầu tiến thì không giáo sư nào từ chối bạn cả, thật đấy. (Với trường hợp của mình thì thầy đồng ý và quyết định làm 1 dự án nghiên cứu mới với mình, xong mình còn được thầy trả tiền)

𝟛. 𝕍À ℂŨℕ𝔾 ℕÊℕ ℂℍỌℕ 𝕋ℝƯỜℕ𝔾, ℂℍƯƠℕ𝔾 𝕋ℝÌℕℍ 𝕋Ừ 𝕊Ớ𝕄

Chỉ tính mỗi ở Nhật đã có hơn 800 trường Đại học thì chọn kiểu gì đây? Lời khuyên của mình là nên viết ra những tiêu chí cụ thể mà bạn muốn, càng chi tiết càng tốt.

Ví dụ:

(1) Rank cao

(2) Có cấp học bổng toàn phần

(3) Không ở nông thôn

(4) Nhiều sinh viên quốc tế

(5) …

Sau đó bạn tìm chương trình theo những từ khoá về lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Nếu ở Nhật, bạn có thể tham khảo data của Japan Study Support

=> Thu hẹp lựa chọn còn từ 1-3 chương trình bản thân cho là phù hợp nhất. Không khuyến khich nộp nhiều vì điều này sẽ không tốt lắm cho sức khoẻ tinh thần.

𝟜. 𝕃𝕀Êℕ ℍỆ 𝕍Ớ𝕀 𝔾𝕀Á𝕆 𝕊Ư 𝕋Ừ 𝕊Ớ𝕄

Một điều rất đặc thù ở đa số các chương trình Master của Nhật là nó rất giống PhD “phiên bản mini 2 năm”. Bạn sẽ cần tìm giáo sư và được giáo sư chấp nhận nghiên cứu của bạn thì mới coi như là tạm yên tâm vượt qua vòng gửi xe.

Do vậy, khi chọn được trường, mình đã vào xem danh sách faculty members để xem ai có thể hướng dẫn master’s student, rồi có định hướng nghiên cứ phù hợp.

⭐️Một vài insight khi chọn supervisor:

– Giáo sư người Nhật thì thường chill hơn là giáo sư nước ngoài

– Có thể tham gia information session trước 1 năm để có cơ hội nói chuyện với faculty members xem vibe của họ thế nào

– Nên vào trang web lab của các thầy cô để xem họ đang làm những nghiên cứu gì. Hơn nữa, nhiều lab còn ghi rõ các bước cần thiết và tài liệu cần chuẩn bị khi bắt đầu liên hệ xin được hướng dẫn. (Lab thầy mình thì ghi là cần gửi CV với Research proposal, rồi viết email subject thế nào. Thầy cũng để luôn địa chỉ gmail để liên lạc cho tiện. Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm liên hệ giáo sư sau, nếu bạn nào cần)

– Nếu có nhiều giáo sư làm cùng chủ đề thì nên chọn supervisor nào trông kỳ cựu hơn, kiểu Dean chẳng hạn. Nghe hơi mang tính chính trị xíu nhưng nó đúng. Chẳng hạn mỗi giáo sư trong khoa đều có nhận sinh viên “cưng” mà slot enrollment/học bổng có hạn thì sinh viên của thầy cô có ảnh hưởng sẽ dễ có slot hơn

– Trước khi quyết định vào lab nào thì nên contact trước với các sinh viên trong lab đấy để xin feedback rồi xem liệu môi trường của lab, cách làm việc của thầy cô có hợp với mình không, xem các anh chị đi trước trông có mệt mỏi và stressed không 😆

Nghe có vẻ phức tạp nhưng đúng là nó phức tạp thật. Mình viết tiêu đề thì hay lắm đấy nhưng cũng là nước đến chân mới nhảy. Mình chốt là muốn học chương trình này từ năm 2022 (intake 2024) nhưng mãi vẫn không biết nên theo ai. Làm research proposal mãi không xong, để cuối cùng trước deadline application submission 1 tháng mình mới liên hệ thầy. May mà thầy còn rep email mình luôn, không thì đúng nước đi này quá sai, không đi lại được.

=> Bài học là cứ liên hệ sớm đi, đừng cầu toàn quá vì kiểu gì proposal mình vẫn phải sửa lên sửa xuống thui

Lợi ích khi liên hệ giáo sư sớm:

– Có nhiều thời gian để trao đổi với thầy cô về nguyện vọng bản thân, sự phù hợp

– Có thời gian sửa research proposal/personal statement/etc

– Có thời gian xin kinh nghiệm ôn thi đầu vào

– Có thể nhờ thầy gợi ý cơ hội funding và được hỗ trợ khi xin học bổng

– …

𝟝. ℂℍ𝕌Ẩℕ 𝔹Ị ℍỒ 𝕊Ơ ĐẸℙ 𝕍À Ôℕ 𝕋ℍ𝕀 𝕊Ớ𝕄

Nãy giờ chắc các bạn cũng chán nghe từ “sớm” rồi nhưng mình vẫn nhắc lại vì nó quan trọng 🙁. Với việc xác định được mình sẽ học thạc sĩ từ cuối năm nhất đại học thì khi nộp thạc sĩ hồ sơ và CV mình có gì?

– GPA 4.3/4.3

– Có publications đều là hội nghị/báo quốc tế + report làm cùng một IGO

– Thực tập 5 tháng ở 1 doanh nghiệp xã hội, 8 tháng ở 1 NPO, 3 tháng ở 1 doanh nghiệp climate-tech, đều ở Nhật

– Khoảng 2 năm rưỡi làm dự án với IGO

– Một vài giải thưởng tham gia các cuộc thi nho nhỏ, tham gia các chương trình trao đổi tại nước ngoài nên cũng có tí quen với môi trường quốc tế

– 2 thư giới thiệu từ 2 giáo sư mình siêu thân ở trường + 1 thư giới thiệu từ chị supervisor trong dự án làm cùng IGO

– Personal Statement được nhận feedback từ những người rất giỏi và rất có tâm

Thầy bảo hồ sơ mình dễ đc nominate học bổng lắm nên tập trung ôn thi lấy admission là được. 🙂 Cứ GPA cao là mọi thứ dễ dàng hơn nhiều ha.

⏳Thời gian nộp application thường chỉ trong 1 tuần, các tài liệu nên được chuẩn bị sẵn sàng để chỉ chờ mở là nộp luôn. Mình rất rất khuyên các bạn nên làm trống lịch trong tuần nộp đơn, phòng trường hợp tài liệu nào đó có vấn đề, hoặc muốn bổ sung gì đó thì có thể sửa kịp thời. Chứ đừng như mình, vừa gặm bánh mì ở Ai cập vừa sửa essay với cái wifi không thể chập chờn hơn 🙂.

😱Lại còn phải ôn thi sớm? Vì ở Nhật ngoài phải nộp đề xuất nghiên cứu thì các bạn còn phải thi đầu vào nữa 😊.

Mỗi chương trình sẽ thi một kiểu riêng, oral hoặc written exam, thường đề các năm trước sẽ được published trên trang web để các bạn tham khảo rồi ôn. Điều này cũng liên quan chặt chẽ với ý 1, 2, 3 mà mình nêu ở trên. Ví dụ mở đề các năm trước ra rồi thấy có statistics hay quantitative reasoning mà ở trường bậc cử nhân mình không được dạy thì mình còn có thời gian học thêm và chuẩn bị. Chứ trước 1 tuần mới bắt đầu học thì xin vĩnh biệt cụ 😊

𝟞. 𝕋𝕀ℕ 𝕋ƯỞℕ𝔾 𝕍À𝕆 𝕊Ự ℂℍ𝕌Ẩℕ 𝔹Ị ℂỦ𝔸 𝔹Ảℕ 𝕋ℍÂℕ 𝕍À ℂℍỜ 𝕋𝕀ℕ 𝕋Ố𝕋

____

Mình mong những điều mình chia sẻ ở trên sẽ có ích cho các bạn đang có kế hoạch nộp đơn cho kỳ xuân và kỳ thu 2025 và các kỳ sau nữa.

Nếu có gì muốn biết thêm thì có thể comment hoặc inbox mình nha!

Chúc mọi người một mùa apply thành công 💫🍀💝

*Với tinh thần pay-it-forward, bài viết này nhằm tri ân thầy cô, bạn bè, anh chị em, những người đã đồng hành, giúp đỡ mình trong chặng đường học thuật suốt 4 năm qua. 🌧

Nguồn ST.

Nguồn: Sưu tầm.

Phụ huynh vui lòng liên hệ Zalo: 0971661988 để nhận đầy đủ thông tin tư vấn tuyển sinh về trường Newton tại đây

Bài viết mới nhất

Với niềm đam mê Toán học được truyền cảm hứng từ các thầy cô cùng chương trình học được thiết kế thú vị, môn Toán tại trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn luôn là một trong những bộ môn được các bạn nhỏ say mê học tập. Dạy toán không chỉ dạy những công thức, các thầy cô luôn dạy các con biết đặt câu hỏi cho một bài toán và hiểu bản chất của vấn đề.

Vừa qua, Trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn vui mừng đón nhân thông báo vinh danh các học sinh đạt giải thưởng cao trong "Kỳ thi Học sinh giỏi Tiếng Anh qua Internet - IOE năm học 2023-2024” - Vòng cấp Trường với chuỗi giải thưởng ấn tượng. Đặc biệt, nhà trường tuyên dương các con học sinh đã đăng ký thi vượt cấp cùng các anh chị khối trên để thử thách và khẳng định tài năng. Căn cứ kết quả ghi nhận trên hệ thống và đối chiếu với biên bản thi do các Hội đồng thi gửi về, Ban Tổ chức IOE công bố danh sách vinh danh TOP học sinh trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn có kết quả thi cao nhất Kỳ thi IOE cấp Trường năm học 2023-2024:

Hướng dương rất nổi tiếng với tên gọi “hoa mặt trời” vì khi nở rộ hoa có hình tròn, cánh hoa vàng tươi như những tia nắng ấm áp và luôn luôn hướng về phía mặt trời. Chúng ta thì thường biết tới hoa hướng dương với ý nghĩa niềm tin, hy vọng và lý tưởng vươn tới ánh sáng, điều tốt đẹp. Ở Newton, hoa hướng dương không chỉ có vậy, hoa hướng dương còn là hình ảnh của những việc tốt, của sự chia sẻ yêu thương và lan tỏa yêu thương. Mỗi học sinh làm được một việc tốt sẽ được nhận một bông hoa – việc tốt ở đây đơn giản chỉ là con đã có ý thức bảo vệ bạn bè, lớp học, môi trường hay chỉ là tối nay con đã giúp ba mẹ dọn dẹp nhà cửa, con đã ăn thật nhanh, làm hết bài tập mà không cần ba mẹ phải nhắc nhở. Hay con đã giúp những người khó khăn hơn mình, con đã chia sẻ chiếc bánh mà con rất thích ăn khi bạn đói, con đã kiên nhẫn hơn, con không nóng giận như trước nữa, con biết nói lời “cảm ơn – xin lỗi” ba mẹ ạ!

Với phương pháp dạy học tiên tiến, rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo để học sinh được phát huy hết khả năng. Cùng chúc cho các con học sinh #NewtonGoldmark sẽ tiếp tục nuôi dưỡng đam mê, gặt hái thêm nhiều thành tích cao hơn nữa trong các kỳ thi sau và mãi là niềm tự hào của trường chúng ta.

Đăng ký nhóm - Nhận ưu đãi giảm học phí 2024 - 2025

  • Hệ thống tự động sắp xếp gom nhóm để bạn được giảm học phí. Bạn chỉ cần điền thông tin và gửi, Sau khi nhận được thông tin, Chúng tôi sẽ tiếp nhận và tự sắp xếp bạn vào nhóm phù hợp để được giảm học phí. Sau đó sẽ thông báo lại cho bạn.
  • Bạn sẽ không cần phải tự tìm thêm học sinh mới. Chúng tôi chính là cầu nối để kết nối các học sinh cũ và học sinh mới với nhau.
  • Vùi lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới và bấm “Đăng Ký” để hoàn thành.
Học sinh mới Giảm 10%
Học sinh cũ Giảm 10%
  • Địa điểm học*

  • Tên học sinh*

  • Ngày sinh*

  • Là học sinh*

    - Là học sinh chưa đăng ký nhóm nào,
    - Và chưa đặt cọc,
    - Và không thuộc mầm non liên kết.
    - Và không là con cháu giáo viên giới thiệu.

    - Là học sinh đang học ở Newton,
    - Hoặc học sinh đã đặt cọc.
    - Hoặc học sinh mầm non liên kết
    - Hoặc con cháu giáo viên giới thiệu.

  • Nhóm bạn đã có*

  • Ưu đãi

  • Tên phụ huynh*

  • Điện thoại / Zalo*

  • Email*

https://zalo.me/g/weffed838 Liên hệ 0971661988