Nhóm Facebook Phụ Huynh Newton Nhóm Zalo Phụ Huynh Newton

Chuẩn bị cho con đi học ở nước ngoài,

Nhóm Zalo Phụ huynh Newton 03: https://zalo.me/g/eacish207

Phụ huynh vui lòng liên hệ Zalo: 0971661988 để nhận đầy đủ thông tin tư vấn tuyển sinh về trường Newton tại đây

Vào cuối năm ngoái mình được đồng nghiệp cũ nhờ xem giúp, hỗ trợ một bạn sinh viên gặp khó khăn trong việc hoà nhập ở đây.

Bạn bị sốc văn hoá, nên mất ngủ triền miên, và bị trượt mất một năm học. May mà bạn này có bố mẹ ở Vn hỗ trợ rất tốt, nên cũng vượt qua được.

Thời kì trước covid, mình cũng được nhờ giúp một bạn trẻ, bạn cũng bị trượt dốc khi sang đây nhưng bạn không dám chia sẻ với cha mẹ khi bị trượt. Bạn nói nếu cha mẹ bạn mà biết bạn học kém thế này thì chắc sẽ khổ tâm bằng chết vì lúc ở nhà bạn nổi tiếng ở khu phố vì học giỏi.

Tuy cái tựa đề nói là chuẩn bị đi học nước ngoài, nhưng thực ra sống ở trong nước cũng cần học nhiều thứ kiểu này mình nghĩ thế.

Và mọi người nhớ là mình viết không có ý chê trách người Việt nói chung nhé, mình chỉ muốn chỉ ra những khác biệt về văn hoá, lối sống mà chúng ta cần thích nghi khi đến nước khác sống và lấy vài trường hợp cá biệt để làm ví dụ thôi.

Về văn hoá sống, một số phong tục tập quán…thì nói chung đi nước nào, vùng nào thì nên tìm hiểu kĩ về vùng đó, vì mỗi vùng có những đặc thù riêng, và nghĩ xem mình nên hoà nhập những gì, những gì là không quá cần thiết…

Nhưng có một số đặc điểm chung sau đây :

1- Học đi đứng và sống nơi công cộng:

– Đi lại ngay ngắn, có quan sát những người xung quanh mình chút để tránh va chạm, cản đường của người ta, bạn để ý quan sát tý thì thấy bên này người ta rất ít khi đi lại cả nhóm chiếm hết đường của người khác. Nếu giả dụ có đang đi thành nhóm chiếm hết đường, thì khi thấy có người đi ngược lại hoặc muốn vượt lên trước là phải né ra nhường đường ngay.

Cái này nhiều người Việt mình hay mắc lỗi vì ở VN ít đi bộ, mà bên này đi bộ suốt ngày.

– Lúc đi qua cửa tàu xe, nơi công cộng …thường phải cám ơn người phía trước đã giữ cửa cho mình (nếu có) , đồng thời liếc nhanh về phía sau, nếu có ai đi ngay sát mình chừng 1-2 mét trở lại thì nên giữ cửa cho người ta, chừng nào nhìn thấy bàn tay họ giữ được vào cánh cửa thì mình mới bỏ tay đi tiếp.

– Lên xe buýt thường phải chào người lái xe, nếu vui vẻ thì mỉm cười môt cái cho cả mấy bên cùng vui. Khi đi ngoài đường bạn muốn vượt lên trước ai đó thì cũng nói “xin lỗi” rồi chờ người ta tránh đường cho mình….

– Mùa đông nên chọn giày đế cao su hoặc chất liệu gì đó ko gây quá nhiều tiếng động khi đi. Nếu con gái đi giày cao gót cũng nên dán thêm cái đế cao su mềm vào để đừng gây tiếng động mạnh quá, bên này sợ nhất mấy người đi ở nơi công cộng hoặc vào nhà người khác cứ nện giày uỳnh uỳnh cồm cộp trên sàn.

Mùa hè nếu đi dép ko quai hậu kiểu đi tông hay gì đó thì cũng nên nhấc chân từng bước hẳn hoi chứ đừng lê dép.

Bên này hiếm thấy có ai đi kiểu lê chân, lê dép loẹt quẹt như ở nhà mình. Nói chung nhìn người lê chân, người ta ít nghĩ đó là thói quen, mà nghĩ ngay có thể bạn bị bệnh ở chân hay gì đó ko nhấc bước lên đàng hoàng được.

(Hôm trước vừa gặp một ông bệnh nhân trước đây làm nhân sự ở một tập đoàn điện tử khá lớn, ông ấy rất thích nói chuyện về văn hoá với mình. Một lần ông ấy kể đã từng loại bỏ vài người đến xin việc chỉ vì nhìn thấy đi đứng ko ngay ngắn hoặc lê chân. Lần gần đây nhất là anh bạn sinh viên Trung Quốc hồ sơ cực đẹp, điểm số ngất trời đến xin thực tập, lúc đến phỏng vấn nhìn thấy anh này ko giữ cửa cho cô nhân viên đi ngay phía sau, sau đó lúc phỏng vấn xong ko kéo cái ghế anh ấy vừa ngồi lại cho ngay ngắn trước khi bước ra ngoài, chỉ cám ơn ông ấy mà không cám ơn cô thư kí bên cạnh, thế là ông ấy loại ra luôn. Mình bảo sao ông khó tính vậy, sinh viên thì còn trẻ mà, ông ấy bảo vì tôi ko có thời gian để dạy anh ấy về ý thức, và 22 tuổi mà cô bảo còn trẻ à, còn phải dạy mấy thứ nhỏ nhỏ đó hả ? ….)

– Về việc sống nơi công cộng thì theo mình nghĩ vấn đề ý thức và văn hoá sống rất quan trọng, ví dụ đi lại, ăn nói, không ồn ào, không gọi nhau í ới, xếp hàng, nhường chỗ, giúp đỡ người khác, vứt rác đúng nơi quy định, sử dụng dịch vụ công cộng thế nào là biểu hiện văn hoá và ý thức của người đó …

Thường thì một phần nhỏ những người mới giàu, có điều kiện đi ra nước ngoài hay có có kiểu cư xử “ông kễnh”, nghênh ngang, thiếu tôn trọng người khác. Có thể là họ nghĩ là họ bỏ tiền ra mua dịch vụ, thì được quyền làm theo ý họ muốn và người được trả tiền phải phục vụ họ một cách tuyệt đối. Nếu cứ bằng phẳng mà nói theo đúng kiểu bán-mua thì có thể là như vậy thật, nhưng đời và con người không đơn giản là bán với mua mà còn có tình cảm, cảm xúc yêu ghét, tôn trọng hay coi thường của con người.

Người cư xử lịch lãm thì ở đâu, làm gì cũng vẫn và sẽ được tôn trọng chắc các bạn đều đồng tình với mình.

Vì vậy bạn hãy dạy con đừng cư xử theo kiểu trọc phú ở nơi công cộng, cư xử như vậy thường rất bị coi thường đấy chắc các bạn đều đồng ý với mình nhỉ.

2- Học cách ăn : là chuyện mà nhiều người VN mắc phải lỗi này lỗi kia khi giao tiếp với người nước ngoài.

Nói chung nếu chúng ta chỉ tiếp xúc với tầng lớp dân trung lưu hoặc hơi giàu trở xuống, thì chuyện này cũng dễ thôi. Chỉ cần nắm mấy nguyên tắc sau là ổn :

+ Khi được mời ăn uống, đi chơi hoặc đến chơi nhà người khác thì nên mang chút quà ví dụ như bó hoa nhỏ, chai rượu, hoặc một món đồ kỉ niệm của Vn, phụ nữ thường thích các loại khăn lụa của ta, còn đàn ông có thể tặng cà vạt, …. hoặc nếu là bạn bè thân thiết thì thường làm một món ăn gì đó mang tới. Sau bữa ăn, khi về đến nhà hoặc hôm sau bạn nên viết thư hoặc tin nhắn cho họ, bầy tỏ lòng vui thích đã được gặp họ nếu thực sự vui thích, còn nếu không thì cũng nên giữ phép lịch sự tối thiểu là cám ơn người ta.

+ Ngồi ăn ngay ngắn, ko chống khuỷu tay lên bàn, ko chống cằm, vẹo mặt, nghiêng người kiểu uể oải.

+ Lúc ăn gây ít tiếng động nhất có thể được, ngậm mồm nhai, ko nhai chóp chép, ăn món nước thì lấy thìa xúc, ko cầm bát húp xoàn xoạt, ăn miếng vừa phải, ko vừa ăn vừa nói, ko hỏi người khác khi người ta đang nhai thức ăn trong mồm (nếu có lỡ hỏi thì cần nói xin lỗi tôi ko chú ý và dừng lại chờ đợi người ta nuốt xong)

+ Chú ý cách ăn, có gia đình, có nơi cũng đặt hết mấy món chính lên bàn ăn như ở ta, có nơi đưa lên từng món, và họ thường chuyền bát, đĩa thức ăn lớn đó quanh bàn, đến lượt ai người đó tự lấy vào đĩa của mình. Hoặc cũng có gia đình thì chủ nhà sẽ đưa phần ăn cho bạn, lúc đó bạn chỉ cần đưa đĩa khi đến lượt để người ta đặt thức ăn vào đĩa cho. Nhớ là nên lấy phần ăn vừa phải, thường thì món ăn chính hay được chuyển thêm một vòng nữa, khi đó nếu bạn còn đói thì lấy tiếp, đừng bao giờ lấy vào đĩa quá nhiều thức ăn trong một lần.

+ Khi có món gì không phù hợp với mình, thì vẫn có thể ý nhị lấy phần nhỏ thôi rồi ăn thêm món khác. Hoặc nói thẳng với chủ nhà là xin lỗi tôi không ăn được / hoặc rất ít ăn món đó, ko nên ngại quá, không nên để mình bị rơi vào tình thế khó xử, làm không khí bữa ăn mất vui.

+Khi ăn nếu có xương hoặc một phần thức ăn nào đó mà mình ko ăn được, thì nên gạt sang một góc của đĩa để sau đó sẽ đổ vào thùng rác khi dọn đĩa, nhất thiết ko bao giờ được vứt xương hoặc giấy ăn xuống đất. Ở quán ăn cũng vậy.

– Đặc biệt đừng bao giờ dùng khăn ăn để xì mũi. Khăn ăn chỉ để lau miệng. Nếu bạn bị sụt sịt thì nên dùng khăn giấy để xì mũi. Lúc này nên lịch sự xin lỗi, rồi đi vào nhà vệ sinh xì mũi, rửa tay sạch sẽ rồi hãy quay lại bàn ăn.

+ Khi đến ăn, hoặc sống ở một gia đình bản địa, có gì không rõ, ko hiểu, thì cứ hỏi thẳng thắn chủ nhà, mình thấy bên này người ta ko câu nệ mấy chuyện đó đâu, nếu mình hỏi, họ sẽ hướng dẫn mình rất đàng hoàng.

+ không biết ở các nước khác thế nào, nhưng ở Pháp thì nếu được mời đi ăn tối, bữa ăn thường bắt đầu muộn và kéo dài, bạn nên chuẩn bị sức khoẻ, tinh thần đầy đủ để sống cùng người ta trên bàn ăn trong suốt cả 3-5 tiếng này.

+ Khi ăn người Pháp thường nói chuyện rất nhiều, vì vậy cũng nên chuẩn bị để có thể tham gia vào câu chuyện, nếu bạn ko đủ giỏi về ngôn ngữ, hoặc văn hoá, thì nên lắng nghe, hỏi cho hiểu thêm, và tham gia một lượng tối thiểu nào đó.

+ Bên này ăn thường hay có uống rượu, nhưng người ta không có thói quen ép uống, bạn uống hay ko uống, hay uống bao nhiêu tuỳ bạn. Mình thấy có một số người uống rượu hay bị đỏ mặt tía tai trông rất buồn cười. Mình nghĩ cái này nên chuẩn bị trước, nếu ăn uống với bạn bè thân thì cứ thoải mái thôi, nhưng nếu ở những bữa ăn có chút xã giao, hoặc ăn với những người lớn tuổi, hoặc ăn với tầng lớp tinh hoa của xã hội thì nên giữ chút khoảng cách, uống sao cho vừa bắt đầu đỏ mặt thì nên dừng.

+ Nếu đi ăn buffet ở cơ quan, hay ở nhà hàng, hay trong lễ hội nào đó, bạn đều cần phải xếp hàng chờ đến lượt thì hãy lấy thức ăn, và luôn lấy thức ăn vừa phải, đủ ăn, nếu khi đang lấy mà có người khác đứng cạnh có thể hỏi họ xem họ có muốn mình lấy giúp chút ko, lấy xong phần mình thì lùi ra chỗ khác để nhường chỗ cho người khác….

Tóm lại vẫn là “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” như bố mẹ ta đã dạy ta từ nhỏ thôi. Nói riêng về vụ ăn buffet này người VN mình rất hay mắc khuyết điểm, nhớ cách đây vài năm có được mời đến toà thị chính thành phố ăn tết Việt. Thức ăn hôm đó có lẽ bị ít hơn dự kiến vì số khách mời đến rất đông. Mình thấy có nhiều người Việt ta, cả người khá đứng tuổi rồi ý chứ ko phải còn trẻ con, cứ chen và săm soi vào mấy món họ thích, và lấy cả đĩa rõ là đầy, rồi í ới gọi bạn qua chỗ đó lấy đồ ăn…., để cho những người xếp hàng sau hết sạch thức ăn nhiều người hôm đó phải nhịn đói ra về. Đành rằng lỗi do ban tổ chức là chính, nhưng nếu chúng ta biết quan sát một tý, và lấy đồ ăn kiểu tý một thôi, thì cũng sẽ đỡ hơn. Hôm đó nhìn vẻ mặt thất vọng của mấy bạn tây mà cũng thấy ngại ngùng.

3- Chuyện sống ở nhà người khác:

+ Chuyện ngủ dậy dọn giường, gấp chăn, hoặc trải lại chăn đệm …thì mình ít thấy người VN ta có vấn đề. Nhưng chuyện dọn phòng dọn nhà cửa sạch sẽ thì hay có vấn đề, vậy nếu con bạn đến sống ở nhà người khác, thì chuyện dọn cho cái phòng của mình sạch sẽ, gọn gàng là rất quan trọng, và nếu tham gia dọn được không gian sống chung nữa thì càng tốt.

+ Chuyện sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm : cái này người Việt trẻ hay mắc lỗi nhất mình thấy thế vì thường ở nhà chúng ta hay có người giúp việc nên có người không chú ý dọn phòng tắm sau khi tắm, lau bồn cầu hoặc lau các giọt nước tiểu rơi ra ngoài hoặc cọ thành bồn cầu cho sạch sau khi đi vệ sinh.

+ Chuyện gây tiếng động : Ở bên này, thường người ta sống rất yên lặng. Nói năng ở nơi công cộng hay ở nhà cũng vậy, họ thường điều chỉnh volum cho vừa đủ, ko cười nói oang oang ảnh hưởng đến người khác. Nếu ở nhà tập thể thì buổi tối thì thường từ 22 giờ trở đi là tránh làm ồn, không dập cửa nhà vệ sinh, phòng tắm…Và lâu lâu nếu các bạn trẻ muốn tổ chức tiệc tùng thì nên để vài chữ nêu qua lí do, ngày giờ mình sẽ tổ chức tiệc và lời xin lỗi sẽ làm phiền và mong được thông cảm ờ cửa ra vào chung của chung cư để cho hàng xóm biết.

+ Chuyện tham gia vào cuộc sống gia đình : Nếu đến thăm gia đình người bản địa, hoặc sống ở nhà người ta, thì việc tham gia vào đời sống gia đình là rất cần thiết, ngay cả nếu bạn đã trả tiền để người ta nuôi mình ăn uống, cho chỗ ở ….thì vẫn cần tham gia làm giúp việc này việc kia khi có thể. Ví dụ nên tham gia nấu bếp một chút, dọn bàn ăn trước và sau ăn, rửa bát, dọn dẹp bếp núc, dọn khu vực sinh hoạt chung, lâu lâu nấu mời chủ nhà vài món tủ của VN thì càng hay hơn ….

+ Hỏi han, trò chuyện, quan tâm… đây cũng là chuyện cần chú ý, bên này người ta rất quan tâm đến nhau khi sống cùng nhà. Ví dụ buổi tối chúc nhau ngủ ngon, buổi sáng ngủ dậy hỏi nhau ngủ có ngon ko ? Buổi sáng đi ra khỏi nhà chào nhau, tiễn nhau ở cửa, buổi tối về cũng nở nụ cười hỏi han xem ngày có tốt lành ko ? Làm việc thế nào, học hành ổn ko ? Khi mình muốn uống cốc trà, cà phê….thì cũng nên hỏi người cùng nhà xem họ có muốn dùng cùng mình không ? …..

Bên này cũng như ở nhà mình thôi, chuyện hàng xóm láng giềng gặp nhau chào hỏi, hỏi thăm, đi trong khu nhà mình sống cũng nên chào những người mình gặp.

Khi có người đau ốm, không cần phải quà cáp thăm hỏi kiểu ở nhà lắm nhưng người ta hay quan tâm theo kiểu nhắn tin, viết thiếp, hoặc gọi điện hỏi han, chúc sớm khoẻ, rồi hỏi xem có cần giúp gì không nếu mình thân thiết với họ, ví dụ thế.

Học sinh sinh viên ở nhà người ta, nếu bạn phải thức khuya dậy sớm học hành, thì cũng cố gắng tránh làm phiền, hoặc xin lỗi trước, hoặc hỏi họ xem có quá phiền họ ko….

Kể thêm chút ví dụ sinh động : cách đây ba năm mình có một bà bệnh nhân trong suốt gần một năm. Vì bà ấy ở trong một căn hộ rất rộng, lại có cô con gái tham gia vào hiệp hội sông Mê Kong gì đó nên nhà bà để ra một phòng cho sinh viên vùng sông mekong ở nhờ. Thời gian mình đến chăm sóc bà thì đang có một cô sinh viên VN ở đó.

Cô này phải nói là rất xinh, học ở một trường cũng nổi tiếng ở Paris. Nhưng khi nói chuyện với bà già, bà bảo bà đang thất vọng lắm, vì đã trót nhận lời với hội để đỡ đầu cô này nên bà cũng theo đến cùng, nhưng chỉ mong đến ngày cô ấy học xong rồi về VN.

Hỏi lý do bà già kể ra đủ các thứ tội, nào là ko tham gia gì hết vào cuộc sống chung với bà, nào ko dọn phòng, ko dọn nhà, nấu ăn xong chỉ rửa mỗi cái đồ cô ấy nấu còn không dọn bếp chung, đi ra đi vào chỉ chào bà một câu xong rồi đóng cửa biền biệt trong phòng, có hôm cô đi chơi đến đêm khuya mới về, mắc công bà già chờ đợi, lo âu, cô về vào lúc 1 giờ sáng mà kéo cửa sầm một cái làm bà rất ngại với hàng xóm và làm bà mất ngủ…

Nói thêm là nhà bà già khá giàu, nên ở khu nhà rất xịn, phòng ốc rất đẹp… có hôm đi qua thấy phòng cô ấy mở cửa mình cũng tò mò liếc nhìn một cái, phải nói là thật ko thể ngờ có cô gái xinh như thế mà ăn ở bẩn thỉu như thế, quần áo vắt đống, va li để chỗ này một cái chỗ kia một cái, giày dép cả chục đôi vứt ở một góc, sách vở cũng lung tung cả lên….thật chẳng khác nào cái chuồng lợn…

Mỗi khi đến nhà bà già mà gặp cô ấy ở nhà, mình cũng định bụng là góp ý mấy câu vì thấy cổ cũng chỉ như cháu mình vậy. Nhưng thái độ của cổ đối với mình lạnh nhạt quá làm mình nhụt trí chả dám nói nữa hihi.

Sau này cô ấy học xong về nước hay đi đâu ko biết nhưng bà già thì quyết định đóng cửa ko nhận cho sinh viên ở nhờ nữa.

4- Chuyện quan hệ con người : Mình thấy cái này tuỳ trình độ văn hoá và tuỳ vào lối sống gia đình ở VN. Nhưng có vài nguyên tắc cần tôn trọng.

– Có thái độ chân thành, đàng hoàng, cởi mở : Như đã nói ở trên, nói chung người bên này ko quá coi trọng sự khéo léo, hay mánh lới kiểu của một số “tinh hoa” ở VN, mà họ coi trọng sự chân thành, trung thực, sự đàng hoàng và cởi mở. Cái gì biết, thì bảo là biết, cái gì chưa biết, thì cứ nói rõ là tôi chưa biết để học hỏi.

Cởi mở về mặt văn hoá là rất quan trọng. Nếu bạn nào sống ở nước ngoài rồi sẽ thấy những người càng có trình độ cao, càng hiểu biết nhiều, thì họ thường sống càng cởi mở. Họ tôn trọng văn hoá, lối sống của người khác, họ tìm hiểu về nó để có thể xây dựng cuộc sống chung tốt đẹp hơn.

Người VN mình thường có thái độ phân biệt và có một số định kiến rất ghê. Kiểu người da đen là thế này, người ả rập (mà nhiều người còn gọi với cái tên rất khinh miệt là bọn rệp) thế kia, việt kiều thì thế này thế kia …

Mình thấy đây là thái độ rất kém, chỉ có tác dụng xấu là làm cho bạn sống khép mình, không học hỏi, không trao đổi được với người khác. Vì vậy, nếu chưa biết về một ai đó, hoặc một tộc người nào đó, cộng đồng nào đó….thì tốt nhất là cứ im lặng mà quan sát, mà học hỏi, tìm hiểu, sau khi đã có đủ lượng kiến thức và hiểu biết nhất định rồi, thì cứ tự nhiên mà lựa chọn chơi với ai, đối xử thế nào các bạn ạ. Thêm bạn bớt thù, cứ công thức đó mà sống thôi.

– Tôn trọng cuộc sống riêng của người khác.

– Nói xin lỗi, cám ơn đúng lúc đúng chỗ là phép lịch sự tối thiểu đứa bé tý bên này đã học rồi.

– Bên này thường có thêm một số vấn đề cần chú ý trong quan hệ bạn bè đồng nghiệp ví dụ như tôn giáo, lập trường sống, quan điểm về chính trị, xã hội. Có người theo cánh tả, có người theo cánh hữu, cực hữu, cánh trung hoặc cũng có người chả theo phía nào cả. Và vì có luật không được đem chính trị, tôn giáo vào công việc nên người ta thường kín tiếng về việc này, thường chỉ bạn bè thân thiết mới biết về nhau thôi. Vậy nên khi chưa hiểu về một người, một bạn học, hoặc đồng nghiệp, tốt nhất là nên nói chuyện chung chung thôi, chọn những chuyện tránh động chạm quá mà nói, ko nên đi sâu quá về quan điểm, lập trường, hoặc tôn giáo để tránh những mâu thuẫn ko cần thiết. `

Đến khi đã lựa chọn bạn chơi thân, thì nên biết rõ hơn về người ta một chút.

5- Chuyện học : Chuyện này mình nói ít thôi vì đa dạng và phong phú quá, và cũng nhiều người nói rồi. Mình chỉ nghĩ là đã đi ra nước ngoài, hãy nắm bắt các cơ hội học tập vì rõ ràng là hiện tại thì ở các nước phát triển cơ hội học tập là rất nhiều.

Học lấy ngành nghề mình yêu thích là một, và học lấy những gì để bổ xung cho mình thành người có học thức, có văn hoá là hai. Người có học thức, có văn hoá thì ở đâu cũng được coi trọng.

Nếu lỡ có chọn nhầm trường, nhầm nghề, thì cứ mạnh dạn thay đổi, ở các nước phát triển, việc thay đổi ngành nghề, nhảy việc là việc quá bình thường, và họ trợ giúp rất nhiều cho chuyện này, nên đừng có ngại ngần, hoặc lười mà ko thay đổi.

Học hành chăm chỉ, ý chí bền bỉ cũng là chuyện rất quan trọng.

6- Chuyện biết tự bảo vệ mình, biết tự chăm sóc sức khoẻ : Cái này mình có viết một bài riêng rồi nên ko viết ở đây nữa.

Ở đây chỉ muốn nhắc thêm một chuyện nhỏ, đó là hãy dạy con về an toàn trong quan hệ tình dục, cách tự bảo vệ mình, bảo vệ người yêu sao cho khỏi bị hậu quả không hay.

Cách đây khoảng chục năm mình còn hay tham gia diễn đàn sinh viên, có lần thấy có một em hỏi trên diễn đàn địa chỉ bác sĩ phá thai. Mình có để lại email nói em đó có thể liên lạc để mình hướng dẫn nếu cần. Sau này lâu lâu vẫn nhận được email của một em gái nào đó hỏi về địa chỉ bác sĩ phá thai (híc).

7- Chuyện ăn uống / tự quản lý, chăm sóc bản thân :

Lúc ở nhà với cha mẹ, thường chuyện ăn uống, quản lý giờ giấc sống ….là do cha mẹ quản lý. Vậy nên khi qua nước ngoài nhiều đứa bị mất cân bằng, ăn uống ko cân bằng, quá thiếu hoặc quá thừa…nên nhiều sinh viên ra nước ngoài sống bị béo lên hàng chục ki lô, hoặc ngược lại gầy nhom hốc hác sau vài tháng.

Rồi chuyện đùng cái được tự do bay nhảy, chơi bời, ăn ngủ ko giờ giấc cũng không phải là chuyện hiếm đối với sinh viên mới thoát khỏi vòng tay nâng niu ở gia đình.

Vậy nên đây cũng là mấy thói quen mà cha mẹ cần rèn cho con lúc con còn nhỏ, và khi con lớn thì con cần có ý thức tự rèn luyện, lâu lâu chơi bời nghịch ngợm tý thoải mái tý thì cũng không sao, nhưng nếu lặp lại nhiều, thì chả học hành gì được nữa.

8- Chuyện tham gia vào đời sống xã hội ở nước mình đến học / sinh sống …

Có lần nói chuyên với một bạn sinh viên Việt nam, bạn ấy bảo sống ở đây hơi buồn vì bạn nghèo ko có nhiều tiền để đi chơi.

Mình bảo nếu em có thời gian rảnh, thì nên tham gia vào vài chỗ làm thiện nguyện, vừa học tiếng, vừa học văn hoá, vừa hoà nhập tốt mà lại còn giúp ích cho nhiều người nữa.

Mình thuộc loại ai cho mình tý gì mình đều biết ơn hết sức, nên được qua đây học, rồi được giúp đỡ, được sống trong môi trường xã hội tốt, mình rất biết ơn, nên khi có chút điều kiện, là mình tham gia đóng góp cho xã hội ngay, dù biết cũng chỉ được tý ty, nhưng vẫn làm…

9 – Chuẩn bị đối mặt với thất bại : Cách đây một thời gian mình có được một người bạn bác sĩ tâm lý nhờ nói chuyện với một bạn sinh viên VN bị rối nhiễu tâm thần. Bạn ấy khi ở VN là học sinh giỏi, con nhà cũng khá giả, bố mẹ có chút địa vị xã hôi, có bà chị rất thành đạt.

Bạn này chắc ở nhà quen được chiều chuộng nâng niu ko phải làm gì, cuộc đời cũng chả phải cố gắng gì nhiều. Ở VN có bảng điểm xịn nên xin được học bổng sang đây học trường nổi tiếng.

Sang đến nơi học vài tháng mới biết là ko học được vì học ở trường đó ngoài thông minh cần chăm chỉ, bền bỉ và kiên cường lắm, nhất là người nước ngoài tiếng chưa giỏi mấy.

Mà bạn này thì thiếu phần ngôn ngữ, thiếu bền bỉ, thiếu kiên cường …vì vậy ko học được. Mà lại ko muốn làm bố mẹ thất vọng nên cu cậu nghe ai đó xui là hút thuốc, hoặc lâu lâu dùng tý thuốc hứng thần để tăng sức học tập….

Sau đó một thời gian đuối sức hẳn và bạn ý có rất nhiều vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Khi gặp mình có hỏi thế em đã nói với bố mẹ chưa ? Cậu bé bảo dạ em ko dám nói, nói ra chắc mẹ em chết vì từ nhỏ em chưa làm bố mẹ thất vọng bao giờ.

Trường hợp này là hơi phức tạp rồi, nhưng những chuyện nhỏ nhỏ hơn kiểu con ko dám chia sẻ với bố mẹ khi gặp khó khăn sợ bố mẹ thất vọng thì gặp nhiều.

Vậy nên mình nghĩ cha mẹ cần làm cho con hiểu, là kiểu gì cha mẹ cũng vẫn là chỗ chia sẻ, chỗ dựa vững chắc của con, thất bại cũng là chuyện có thể xảy ra, vậy nên chuẩn bị trước, dặn con trước đi ra khỏi nhà.

Thất bại ở chỗ này, thì làm lại ở chỗ kia, miễn là mạng sống vẫn còn, miễn là ko làm hại đến ai, miễn là đầu óc vẫn tỉnh táo, chả sao cả đúng ko ?

Và khi gặp khó khăn trong học tập hay trong đời sống, hãy tìm đến những nơi có thể trợ giúp cho bạn, ví dụ xin hẹn gặp thầy cô, hoặc bộ phận hành chính, nhân viên xã hội, hoặc bạn bè, hoặc công đồng sinh viên ở gần nơi mình học hoặc tại trường mình học….Học sinh bản xứ cũng lắm đứa gặp khó khăn lắm nên đừng ngại người ta đánh giá mình mà không đi nhờ giúp đỡ.

Nhiều cha mẹ có con đi học xa thì lo lắng lắm nên tìm mọi cách để kiểm soát con từ xa. Riêng mình nghĩ khi con đã đi xa, thì việc của bố mẹ và gia đình ở nhà là mang cho con cảm giác có nơi vẫn luôn tin tưởng, hướng theo, yêu thương và lo lắng cho mình. Vậy thôi mọi người ạ. Phần còn lại, là phải làm, phải dạy từ lúc con còn ở trong vòng tay mình rồi cơ.

Khi đã dạy con đủ đến mức nào đó, và thấy con mình đã đủ tự tin để đi xa, thì hãy tin tưởng ở con các bạn ạ. Tuổi trẻ đôi khi cũng có vấp váp, nhưng nếu đứa bé đủ sức, được dạy dỗ đàng hoàng, thì có nhiều tiềm năng để vượt qua thôi.

Mình hay nói với cha mẹ có con đi xa, là mỗi ngày, hãy gửi cho con một tin nhắn yêu thương, tin tưởng, vậy là được rồi….

Viết dài quá chả nhớ còn chuyện gì nữa không, mình tạm dừng, sẽ viết thêm khi nhớ ra điều gì khác đồng thời nhờ các bạn bổ sung thêm nhé.

Nguồn: FB Nguyễn Thu Hằng

Nguồn: Sưu tầm.

Phụ huynh vui lòng liên hệ Zalo: 0971661988 để nhận đầy đủ thông tin tư vấn tuyển sinh về trường Newton tại đây

Bài viết mới nhất

Hi vọng những tin vui trong của tuần học mới sẽ tiếp thêm những động lực để thầy và trò trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn bắt đầu một tuần mới với thật nhiều năng lượng! Bố mẹ hãy luôn yên tâm, tin tưởng và đồng hành cùng Hệ thống trường liên cấp Newton để nuôi dưỡng những học trò không chỉ có đầy đủ nền tảng kiến thức mà còn có một tâm hồn rộng mở, một trái tim biết yêu thương, quan tâm có trách nhiệm đến những người xung quanh.

Chia sẻ tại chương trình Tiến sĩ Lê Thị Chính - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Hệ thống trường Liên cấp Newton nhấn mạnh: Trong những năm qua, Newton luôn nỗ lực tìm kiến, bổ sung, hoàn thiện một chương trình đào tạo, mô hình giáo dục để trang bị cho các con những kiến thức văn hoá, vốn tiếng anh vững vàng, những hiểu biết cần thiết để có thể đón nhận xu thế hội nhập ngày nay. Đồng thời, Newton luôn cố gắng tạo môi trường học tập cho các con để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo cơ hội để các con phát huy tài năng của mình, được toả sáng - là những ngôi sao rực rỡ nhất.

Trường Quốc Tế Newton là một hệ thống trường liên cấp tại Việt Nam, nằm trong thành viên của Tập đoàn EQuest. Với hơn 14 năm hình thành và phát triển, Newton đã xây dựng chương trình giáo dục đặc biệt, tập trung vào yếu tố con người và khuyến khích sự sáng tạo của từng học sinh.

Hành trình giáo dục của Newton là hành trình khám phá bản thân, làm giàu kiến thức và kỹ năng, tập trung vào việc phát triển kỹ năng quản lý cá nhân, kỹ năng sống, kiến thức học thuật và nền tảng tiếng Anh cũng như tăng cường sự đa dạng vào cuộc sống thông qua các hoạt động ngoại khóa, những chương trình thể thao, nghệ thuật…

Đăng ký nhóm - Nhận ưu đãi giảm học phí 2024 - 2025

  • Hệ thống tự động sắp xếp gom nhóm để bạn được giảm học phí. Bạn chỉ cần điền thông tin và gửi, Sau khi nhận được thông tin, Chúng tôi sẽ tiếp nhận và tự sắp xếp bạn vào nhóm phù hợp để được giảm học phí. Sau đó sẽ thông báo lại cho bạn.
  • Bạn sẽ không cần phải tự tìm thêm học sinh mới. Chúng tôi chính là cầu nối để kết nối các học sinh cũ và học sinh mới với nhau.
  • Vùi lòng điền đầy đủ thông tin bên dưới và bấm “Đăng Ký” để hoàn thành.
Học sinh mới Giảm 10%
Học sinh cũ Giảm 10%
  • Địa điểm học*

  • Tên học sinh*

  • Ngày sinh*

  • Là học sinh*

    - Là học sinh chưa đăng ký nhóm nào,
    - Và chưa đặt cọc,
    - Và không thuộc mầm non liên kết.
    - Và không là con cháu giáo viên giới thiệu.

    - Là học sinh đang học ở Newton,
    - Hoặc học sinh đã đặt cọc.
    - Hoặc học sinh mầm non liên kết
    - Hoặc con cháu giáo viên giới thiệu.

  • Nhóm bạn đã có*

  • Ưu đãi

  • Tên phụ huynh*

  • Điện thoại / Zalo*

  • Email*

https://zalo.me/g/weffed838 Liên hệ 0971661988