SMARTPHONE VÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ SINH RA Ở THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ
Nhóm Zalo Phụ huynh Newton 03: https://zalo.me/g/eacish207
Phụ huynh vui lòng liên hệ Zalo: 0971661988 để nhận đầy đủ thông tin tư vấn tuyển sinh về trường Newton tại đây
Mình có hai con nhỏ. Một đứa gần 5 tuổi, và một đứa sắp lên 3. Hai đứa con mình không được đụng tới bất kỳ loại thiết bị điện tử và màn hình nào, đặc biệt là điện thoại thông minh (smartphone). Thỉnh thoảng hai đứa được cầm loa và nghe Peppa Pig hoặc Daniel Tiger (để học ngôn ngữ và rèn trí tưởng tượng), nhưng thời gian nghe không quá 30 phút/ngày. Chị lớn được học môn computer ở trường, và chỉ có vậy. Toàn bộ thời gian các con có sẽ để học, chơi, đọc, khám phá, sáng tạo, và trò chuyện.
Bản thân mình không dùng điện thoại quá 5-10 phút 1 ngày; có những ngày không hề đụng tới nó, nếu không có việc gì quan trọng. Khi về nhà, hai ba mẹ thống nhất không mở máy tính ra làm việc. Khi có gì thực sự cần (như trả lời thư gấp của học sinh), ba hoặc mẹ vào phòng riêng làm việc nhanh rồi đóng máy. Mình cũng không có TV, chỉ để giá sách trong phòng khách. Mình mua ít đồ chơi cho con, nên hai chị em thường chỉ đọc sách hoặc phải tự nghĩ ra trò để chơi khi ở nhà. Khi các con lớn hơn, mình sẽ giới thiệu chiếc máy tính cho các con sử dụng vào các việc cần thiết, hạn chế thời gian vào Internet (sử dụng một cách tỉnh thức có mục đích), và không dùng mạng xã hội. Khi các con lớn hơn, mình sẽ giải thích rõ vì sao mình rất khắt khe với các con về smartphone và các thiết bị công nghệ khác.
Nhiều người thấy mình có vẻ cực đoan. Thực ra cũng có nhiều cha mẹ khắt khe như mình, trong đó phải kể đến Steve Jobs và rất nhiều nhà sáng tạo công nghệ khác ở thung lũng Silicon. Steve Jobs giới thiệu sự kỳ diệu của chiếc iPhone và iPad cho cả thế giới, nhưng đã cấm con mình không được đụng vào nó. Điều này cũng không khác gì việc bạn trồng một luống rau có phun thuốc, và không dám cho con mình ăn. Hơn ai hết, những nhà sản xuất này hiểu rõ về sự độc hại của sản phẩm của họ. Tuy nhiên, trong các chiến dịch marketing, họ không hề bàn tới sự gây nghiện ngập, giết thời gian, sự tập trung, khả năng suy nghĩ, và cả hạnh phúc của triệu triệu người.
Nhiều cha mẹ có lẽ chưa biết được, hoặc chưa biết rõ, tác hại của việc cho trẻ con tiếp xúc hoặc sử dụng smartphone và các loại thiết bị công nghệ và ứng dụng khác (trong đó có mạng xã hội, bao gồm Facebook, Snapchat, Instagram, và TikTok). Một số ba mẹ cũng biết đâu đó về việc dùng điện thoại nhiều là không tốt (hầu hết người lớn bây giờ ai cũng dùng nhiều hoặc quá nhiều, thực sự rất không cần thiết). Nhưng họ lại sẵn sàng đưa chiếc điện thoại cho con cầm, khi bận việc của mình. Có khi họ cho con xài điện thoại để mình ăn cho yên, đọc báo cho yên, hoặc nhắn tin đăng hình cho thoải mái. Hoặc đơn giản là họ cũng lười. Lười phải nghĩ trò chơi với con, đọc sách cho con, đi ra ngoài với con, nghe các câu chuyện tào lao của con, vv. Có khi là do họ bị nghiện điện thoại, không dứt ra được. Những tin tức, hình ảnh, video, cuộc trò chuyện, bài posts quá hấp dẫn – đôi khi là hấp dẫn hơn những đứa con mình (một sự thực đáng buồn). Nên họ thôi đành cho con dùng máy luôn – cả nhà cùng chơi màn hình cho tiện. Hậu quả về đâu thì chưa biết, trước hết thấy con mình bớt làm phiền mình và thấy rảnh rang hơn (nuôi con không khó?).
Mình không có ý nói người lớn phải dạy con mình thế này hay thế kia. Hoàn cảnh mỗi gia đình và mỗi cá nhân thực sự rất khác nhau. Tuy nhiên, thực trạng những đứa trẻ nhỏ tiếp xúc quá nhiều với những chiếc màn hình là rất đáng báo động. Cuộc sống hiện đại thực sự bộn bề, và việc nuôi dạy những đứa trẻ cũng khó hơn nhiều so với hai ba chục năm trước. Nuôi đứa trẻ trong kỷ nguyên Internet càng khó hơn. Nếu không cẩn thận, bố mẹ có thể để con mình cho YouTube hay TikTok nuôi dạy.
Sau đây là lý do vì sao trẻ con (đặc biệt là các bé nhỏ dưới 5 tuổi, và cả các bé đang học cấp 1-2) thực sự không nên tiếp xúc với smartphone. Trẻ nhỏ học qua sự tương tác mặt đối mặt, các trò chơi đòi hỏi sự vận dụng cảm xúc, trí tưởng tượng, và việc tiếp xúc với thiên nhiên, thế giới bên ngoài. Những suy nghĩ hành vi đầu đời của con hình thành từ trong gia đình. Con học từ các cuộc nói chuyện của người lớn và sự tương tác trực tiếp với ba mẹ ông bà. Rõ ràng, việc người lớn sử dụng nhiều màn hình khiến cho trẻ con mất đi cơ hội được yêu thương, học hỏi, và hình thành nhân cách lành lặn. Tương tự, 1 giờ trẻ ngồi yên trước màn hình là 1 giờ trẻ không được thực sự chơi, tương tác, và sống như một đứa trẻ (chạy lăng xăng!). Ở nước ngoài người ta dắt chó đi dạo ngày ít nhất 2 tiếng. Con chó cần được hít thở không khí trong lành và tiếp xúc với cỏ cây. Trẻ con có lẽ cần nhiều thời gian ở ngoài trời hơn như vậy. Không phải bố mẹ nào cũng có điều kiện và thời gian để cho con đi chơi một vài giời mỗi ngày (ở thành phố lớn thì càng khó), nhưng việc nhớ rằng cho con vận động và tương tác với thế giời tự nhiên cũng như con người (thật!) nên là ưu tiên hàng đầu! Có lẽ nên là ưu tiên số một – hơn là những dự án quan trọng mà ba mẹ đang đặt ra trong công việc (nếu bố mẹ đã quyết định kỹ về việc sinh con ra và sẽ nuôi dạy con một cách tử tế).
Có thể một số bố mẹ sẽ cho rằng, con còn nhỏ chưa nhận thức được, và đợi nó lớn rồi mình cấm không cho sử dụng (?). Thực ra, đây là một quan niệm chủ quan và khá sai lầm, bởi vì một vài năm đầu đời trẻ quan sát và bắt chước rất nhanh. Thói quen khi hình thành sẽ rất khó bỏ, đặc biệt là việc bỏ chiếc điện thoại hấp dẫn kia xuống (thử hỏi xem bạn đã làm được điều này chưa?). Bạn sẽ không thể kịp nhận ra từ lúc nào con đã có thói quen nhìn vào điện thoại mỗi khi thấy bạn cầm lên. Và bạn nên hoảng hốt (thay vì phấn khích), khi thấy con chỉ vừa mới biết ngồi đã biết với lấy điện thoại và quẹt quẹt màn hình. Đó chính là những dấu hiệu đầu tiên của việc trẻ sẽ tiếp nối bố mẹ trong việc nghiện điện thoại!
Thực ra, một giờ ngồi màn hình cũng không quá kinh khủng (trẻ cũng học được từ những chương trình có tính giáo dục, đúng không?), nhưng việc gieo rắc vào những đứa trẻ mầm mống của sự nghiện công nghệ là điều rất không nên làm. Nếu bạn thử nhìn ra xung quanh mình, sẽ thấy rất nhiều người xung quanh bạn đang bị nghiện màn hình – đây có phải điều bạn cũng muốn cho con mình sau này không? Nếu thực sự bận và cần cho xem màn hình, có lẽ chiếc TV sẽ là thích hợp hơn cả – nhưng ba mẹ nên chọn chương trình phù hợp, và rất hạn chế giờ con xem (không quá 1-2h/ngày). Con sẽ dần hiểu được việc phải tự kiểm soát thời gian ngồi xem TV của mình, nếu bạn dạy cho con về việc hạn chế đó.
Cũng sẽ có bố mẹ cho rằng con đang và sẽ sống trong thời đại công nghệ, và việc cho tiếp xúc sớm sẽ giúp con làm quen và phát triển tốt hơn. Điều này đúng ở một mức độ nhất định, nhưng thời điểm nào cho con tiếp xúc và trong thời gian bao lâu thì cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Hãy suy xét kỹ rằng, khi nào là lúc thích hợp để cho con tiếp xúc với các thiết bị công nghệ? Lứa tuổi mầm non, cấp 1-2 sử dụng smartphone thực sự là quá sớm!
Công nghệ sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Robots, AI, thế giới ảo sẽ còn đi xa nhiều so với mức tưởng tượng của chúng ta. Nếu không tỉnh thức và tự trau dồi cho mình những kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ một cách tỉnh thức, chúng ta sẽ rất dễ lạc lối. Công nghệ chỉ nên là công cụ phục vụ mục đích sống của con người, và con người không nên trở thành nô lệ của nó (đặc biệt là chiếc smartphone và mạng xã hội).
[To be continued]…
Mình sẽ chia sẻ tiếp về lý do vì sao chiếc smartphone và mạng xã hội lại có thể gây nghiện như vậy – trong một bài viết tiếp theo. Chúc các bạn một ngày bình an, và không để cho chiếc smartphone ảnh hưởng tới cuộc sống của mình và gia đình.
Much love
Hoàng Ngọc Quỳnh
Nguồn: Sưu tầm.
Phụ huynh vui lòng liên hệ Zalo: 0971661988 để nhận đầy đủ thông tin tư vấn tuyển sinh về trường Newton tại đây
Gợi ý mua đồ cho con.
#Bàn học thông minh, #Cặp - Balo - Vali kéo, #Hộp đựng đồ ăn, #Văn phòng phẩm - dụng cụ học tập, #Đồ chơi trí tuệ, #Giầy dép học sinh, #Đồng hồ định vị, #Quạt tích điện cầm tay, #Thú bông - Gấu xinh hot trend,Bài viết mới nhất
Nhiều năm qua, trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn luôn chú trọng việc hợp tác cùng các trường Mầm non để tổ chức các buổi tham quan, làm quen, trải nghiệm cho các con học sinh, chuẩn bị hành trang vững vàng cho các con trước khi bước vào lớp 1. Thông qua các chuyến tham quan, trải nghiệm đó, các con học sinh sẽ được:
Luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu cả về số lượng và chất lượng thí sinh, học sinh Newton luôn giữ vững phong độ và thể hiện xuất sắc xuyên suốt trong các vòng thi. Hãy cùng chúc mừng cho các con học sinh trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn đã đạt thành tích tốt tại vòng thi cấp Trường và mong rằng các con sẽ cố gắng, chuẩn bị thật tốt cho các vòng thi sắp tới nhé!
Vừa qua, Trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn vui mừng đón nhân thông báo vinh danh các học sinh đạt giải thưởng cao trong "Kỳ thi Học sinh giỏi Tiếng Anh qua Internet - IOE năm học 2023-2024” - Vòng cấp Trường với chuỗi giải thưởng ấn tượng. Đặc biệt, nhà trường tuyên dương các con học sinh đã đăng ký thi vượt cấp cùng các anh chị khối trên để thử thách và khẳng định tài năng. Căn cứ kết quả ghi nhận trên hệ thống và đối chiếu với biên bản thi do các Hội đồng thi gửi về, Ban Tổ chức IOE công bố danh sách vinh danh TOP học sinh trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn có kết quả thi cao nhất Kỳ thi IOE cấp Trường năm học 2023-2024:
Tiêu chí đánh giá năng lực học sinh của Hệ thống Trường liên cấp Newton dựa trên tố chất cá nhân của mỗi học sinh để nhà trường định hướng cho các con được phát huy thế mạnh, cải thiện phần còn thiếu trong quá trình học tập tương lai tại Newton để “Mỗi học sinh là một nhà lãnh đạo tương lai”.
Đăng ký nhóm - Nhận ưu đãi giảm học phí 2024 - 2025
- Đang chờ ghép
Nguyễn Kim Nga cần tìm 2 bạn mới, hoặc 1 cũ + 1 mới CS1, CS2 Newton 12/11/2024
12/11/2024
Năm sinh: 2019 - Đang chờ ghép
Lê Minh Thu cần tìm 1 bạn mới CS1, CS2 Newton 12/11/2024
12/11/2024
Năm sinh: 2017 - Đang chờ ghép
Nguyễn Ngọc Mai cần tìm 2 bạn mới CS1, CS2 Newton 11/11/2024
11/11/2024
Năm sinh: 2012 - Đang chờ ghép
Trần Thị Hợp cần tìm 2 bạn mới CS3 Newton 07/11/2024
07/11/2024
Năm sinh: 2019 - Đang chờ ghép
Long cần tìm 2 bạn mới, hoặc 1 cũ + 1 mới CS1, CS2 Newton 07/11/2024
07/11/2024
Năm sinh: 2008 - 🔍 Xem tất cả